Startup bán đồ cũ trực tuyến được định giá 550 triệu đô la

Lấy cảm hứng từ ông chủ Facebook, một nhóm ba người bạn học ở Singapore đã cùng nhau gầy dựng nền tảng bán đồ cũ trực tuyến Carousell được định giá 550 triệu đô la chỉ trong vòng bảy năm.

Siu Rui Quek, Marcus Tan và Lucas Ngoo là những người sáng lập Carousell, nền tảng web và di động bán hàng mới và cũ từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng và từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng.

Người dùng có thể tìm thấy những món đồ cũ giá rẻ ở chợ trực tuyến Carousell từ thời trang, mỹ phẩm, sách vở cho đến những mặt hàng giá trị lớn như đồ cổ, ô tô và nhà cửa.

Carousell đang được giới quan sát kỳ vọng trở thành công ty khởi nghiệp kỳ lân được định giá trên 1 tỉ đô la tiếp theo của Đông Nam Á.

Ba người đồng sáng lập Carousell vốn là bạn học cùng tốt nghiệp Đại học Bách khoa Ngee Ann ở Singapore. Được truyền cảm hứng sau chuyến thực tập kéo dài một năm ở Thung lũng công nghệ Silicon, bang California (Mỹ), họ đã thành lập Carousell vào năm 2012. Chỉ trong vòng bảy năm, họ đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn góp vốn, nâng mức định giá của công ty này lên mức 550 triệu đô la Mỹ.

S1

Ba người bạn đồng sáng lập Carousell, Quek Siu Rui (trái), Lucas Ngoo (giữa) và Marcus Tan. Ảnh: Tech in Asia

Trong cuộc trò chuyện với hãng tin CNBC hôm 8-10, Giám đốc điều hành Carousell, Siu Rui Quek, nói: “Chúng tôi lấy cảm hứng lập nghiệp từ những người hùng công nghệ như Jack Dorsey, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Twitter và Mark Zuckerberg, người đồng sáng lập kiêm CEO của Facebook”.

Siu Rui Quek muốn ám chỉ đến những bài thuyết trình từ các nhà sáng lập Twitter và Facebook mà họ chứng kiến tại Thung lũng Silicon.

Anh nói: “Một điểm tương đồng giữa họ là say mê nghiên cứu sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề và tạo ra tác động lớn. Chúng tôi cũng nỗ lực tìm cách tốt nhất để giải quyết vấn đề của riêng chúng tôi. Chúng ta ai cũng có những món đồ ít sử dụng hoặc không sử dụng đến nhưng chẳng dễ dàng để bán chúng thông qua điện thoại di động. Và đó là lý do chúng tôi quyết định xây dựng ứng dụng Carousell”.

Ban đầu, Carousell chỉ là nơi mua bán các món đồ điện tử trước khi mở rộng ra các chủng loại hàng hóa cũ khác như đồ gia dụng, áo quần, ô tô, thậm chí bất động sản.

Quay trở về Singapore sau chuyến thực tập ở Thung lũng Silicon, cả ba đã bắt tay phát triển Carousell. Ban đầu, Carousell chỉ là nơi mua bán các món đồ điện tử trước khi mở rộng ra các chủng loại hàng hóa cũ khác như đồ gia dụng, áo quần, ô tô, thậm chí bất động sản.

Carousell cho phép người dùng mua và bán những món hàng không sử dụng bằng cách đăng hình ảnh món hàng và những thông tin chi tiết liên quan.

Nếu tập trung theo cách đó, Carousell có xu hướng vận hành tương tự như các nền tảng eBay và Craigslist. Tuy nhiên, Siu Rui Quek nói rằng ngay từ đầu, anh cùng hai người bạn, Marcus Tan và Lucas Ngoo, quyết định xây dựng mô hình kinh doanh vận hành trên nền tảng di động trước và tập trung vào thị trường Đông Nam Á.

Họ tin rằng điều này sẽ giúp đơn giản hóa quy trình hoạt động và phù hợp với nhu cầu người dùng trong khu vực, nơi tỷ lệ sử dụng điện thoại di động tăng vọt so với máy tính để bàn.

“Chúng tôi muốn tạo ra điều gì đó thân thuộc và linh động với mọi người: Chỉ gần gõ để bán, “chat” để mua”, Quek nói.

S2

Quek Siu Rui và người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg. Ảnh: Tech in Asia

Cách tiếp cận đơn giản này ngay lập tức được người dùng đón nhận. Chỉ ba ngày sau khi ra mắt vào tháng 8-2018, ứng dụng Carousell vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng những ứng dụng phong cách sống được tải nhiều nhất ở Singapore.

Quek cho biết chiến lược cơ bản của công ty anh là truyền cảm hứng và tạo ra sự tiện lợi để mọi người trên thế giới bắt đầu mua và bán các món đồ của họ. Để làm được điều đó, Carousell giờ đây sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để đẩy nhanh quy trình bán hàng.

Chẳng hạn, khi người dùng đăng hình ảnh một món hàng muốn bán, công nghệ nhận diện hình ảnh của Carousell sẽ tự động xác định đó là món hàng gì và đặt tên chính xác cho nó đồng thời đăng vào mục thích hợp. Tính năng này thậm chí còn gợi ý giá bán tối ưu cho món hàng. Mục tiêu của Carousell là giảm thời gian niêm yết hàng trên nền tảng này từ 30 giây xuống còn 3 giây.

Trong thương vụ gần đây nhất, hồi tháng 4-2019, Tập đoàn OLX Group (Hà Lan) rót 56 triệu đô la vào Carousell để nắm giữ 10% cổ phần của công ty này, nâng mức định giá của Carousell lên 550 triệu đô la.

Cách tiếp cận chú trọng công nghệ đã giúp Carousell nhanh chóng nhận được sự quan tâm của giới đầu tư. Sau khi được một trường đại học cấp khoản tài trợ 35.000 đô la ban đầu để khởi nghiệp vào năm 2012, giờ đây, Carousell đã thu hút hơn 150 triệu đô la từ các nhà đầu tư lớn như công ty thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản Rakuten, các quỹ đầu tư vốn mạo hiểm Golden Gate Ventures và 500 Startups.

Trong thương vụ gần đây nhất, hồi tháng 4-2019, Tập đoàn OLX Group (Hà Lan) rót 56 triệu đô la vào Carousell để nắm giữ 10% cổ phần của công ty này, nâng mức định giá của Carousell lên 550 triệu đô la.

Giới phân tích nhận định thương vụ đầu tư này giúp Carousell hướng đến mục tiêu trở nên kỳ lân khởi nghiệp được định giá trên 1 tỉ đô la tiếp theo của Đông Nam Á.

“Carousell thực sự là một trong những công ty mạnh mẽ về AI tại Singapore. Họ có một đội ngũ rất lớn làm việc trong lĩnh vực học máy”, Vinnie Lauria, đối tác quản lý của quỹ đầu tư Golden Gate Ventures, nhận xét.

Ngày nay, ứng dụng Carousell đang hiện diện ở 7 thị trường gồm Singapore, Úc, Indonesia, Malaysia, Indonesia, Hồng Kông và Đài Loan. Nền tảng này đang niêm yết 250 triệu món hàng và đã bán được tổng cộng 71 triệu món hàng.

Quek cho biết anh và hai người bạn đồng sáng lập sẽ không chạy theo danh hiệu kỳ lân khởi nghiệp. Thay và đó, họ sẽ tập trung kiếm tiền bằng cách phát triển quảng cáo trực tuyến, các gói thành viên cao cấp.

“Chúng tôi chưa bao giờ thực sự bận tâm đến danh hiệu kỳ lân khởi nghiệp mà chỉ tập trung vào cách phục vụ cộng đồng. Nếu bạn làm điều này tốt, tôi nghĩ các danh hiệu như kỳ lân khởi nghiệp tất yếu sẽ đến”.

* Nguồn: Saigon Times

Comments powered by CComment