Bí mật kinh doanh làm nên thành công của Google và Apple

Tại sao Goolge, Apple và Intel trở thành những công ty giá trị nhất thế giới? Câu trả lời là "đơn giản". Hay chính xác hơn là sự tối giản.

apple-vs-google

Khả năng để chắt lọc những khái niệm kinh doanh phức tạp thành lời đề nghị đơn giản với người tiêu dùng là một trong những lý do tại sao Google, Apple và Intel trở thành 3 thương hiệu giá trị nhất trên thế giới. Bước đột phá sâu sắc của Google là khiến mọi sản phẩm và trải nghiệm của người sử dụng rõ ràng và đơn giản. Điều này trái ngược hoàn toàn so với Yahoo và một số công ty công cụ tìm kiếm khác khi cho rằng sự phức tạp và nhiều chi tiết bằng cách nào đó có thể truyền đạt giá trị nhiều hơn.

Apple cũng vậy. Họ từ chối sự phức tạp trong mọi thứ từ hệ điều hành đến thiết kế sản phẩm và quảng cáo. Còn Intel đã tạo ra hai chữ ký ý nghĩa khiến tất cả chúng ta tin rằng một chiếc máy tính tốt hơn nếu nó có từ "Intel Inside".

Bài học khác đến từ McDonald's – một trong những thương hiệu giá trị nhất thế giới cũng đang tìm cách đơn giản hóa trong mọi mặt. Chuỗi đồ ăn nhanh lớn nhất trên thế giới mới cho công bố doanh số bán hàng quý hai tại thị trường lớn nhất là Mỹ sụt giảm 1,5%. Lý do tại sao? Đó là bởi "Sự rời xa cơ bản", theo như Don Thompson, CEO của hãng.

Nhận ra lợi thế của sự đơn giản, CEO này đã đơn giản hóa 2 thực đơn phức tạp của công ty thành những thực đơn riêng biệt. McDonald nói đây cũng đang nỗ lực đơn giản hóa cả hệ thống điều hành, nhân viên, quảng cáo và thậm chí cả vị thế giá trị cốt lõi trước đó bởi hãng này đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với đối thủ mới, thú vị và đơn giản hơn đang phát trển rất mạnh là Chipotle.

McDonald's không phải là hãng duy nhất phải đối mặt với vấn đề này. Nhiều nhà sản xuất ô tô của Mỹ cũng gặp phải vấn đề này trong nhiều năm. Tín hiệu đáng mừng là một vài công ty đã bắt đầu hiểu được sức mạnh của việc đơn giản thương hiệu. Như BMW (trình bày), Mercedes (công nghệ đức) và Porsche (niềm hứng khởi).

Người tiêu dùng ngày nay tiếp nhận những thông điệp tiếp thị và choáng ngợp bởi những lựa chọn và họ không có thời gian và sự kiên nhẫn đi qua rừng thông tin để tìm ra lựa chọn tốt nhất.

Bernardo Huberman, giám đốc Nhóm nghiên cứu xã hội hóa máy tính tại HP Labs nói: "Giá trị của hầu hết thông tin đã bị đạp đổ về số 0. Chỉ một nguồn khan hiếm duy nhất là sự chú ý. Chúng ta không đủ thời gian để giải mã những thông tin phức tạp trừ khi hoặc cho đến khi chúng ta cam kết làm điều như vậy. Điều này có xu hướng xảy ra chỉ trong tình huống mua bán với nhiều nguy hiểm hơn".

Tác giả người Pháp là Antoine de Saint-Exupery giải mã quy tắc đơn giản hóa:

"Sự hoàn hảo đạt được không phải khi không có gì thêm vào mà là khi không có gì bị lấy đi. Điều này cho thấy cách làm thế nào để tạo nên một thương hiệu hiệu quả. Chỉ khi một đầu bếp giảm súp hoặc nước tương để tăng thêm hương vị của món ăn, bạn mới có thể nhận thấy sự hấp dẫn của thương hiệu bằng việc giảm tới mức đơn giản, một ý tưởng hấp dẫn. Có thế mới có thể nắm được bản chất thương hiệu".

Thậm chí những thương hiệu phức tạp nhất cũng có thể được đơn giản hóa. Tập đoàn GE với trị giá 140 tỷ USD là một trong những tổ chức phức tạp nhất trên thế giới. Nó phục vụ một lượng lớn khách hàng tại nhiều nước khác nhau, với văn hóa khác nhau và công ty vẫn định hình được thương hiệu xung quanh khái niệm đơn giản là: Sự tưởng tượng. Sự đơn giản cho phép GE truyền đạt được thông điệp quyến rũ về bản chất công ty chỉ trong 60 giây.

Thử thách với thương hiệu của bạn có thể không phức tạp như GE nhưng bạn không có đủ ngân sách markiting như GE. Sự cần thiết để đơn giản hóa là đặc biệt quan trọng cho các thương hiệu với nguồn lực có hạn và đang phát triển hơn so với lựa chọn truyền thông như trực tuyến, di động, xã hội.

Hãy nhìn kỹ vào bản chất hoạt động kinh doanh của công ty, nói với khách hàng của bạn sau đó bắt đầu xây dựng thương hiệu, chú tâm vào bản chất và sử dụng nó để tăng hương vị cho bất kỳ điều gì bạn làm.

Phương Linh

Theo Infonet/BusinessWeek

Comments powered by CComment