15 mẹo nhỏ bất cứ người kinh doanh nào cũng phải biết

Vấn đề lớn nhất của những người mới đứng ra kinh doanh là họ có trình độ chuyên môn nhưng lại thiếu hiệu quả trong lĩnh vực quản lý, và việc hụt hơi trong công tác điều hành chỉ là sớm hay muộn. Đừng để bản thân mắc những sai lầm của người đi trước. Hãy thừa nhận rằng mình không thể biết hết mọi điều trong kinh doanh, bắt đầu đọc 15 lời khuyên dưới đây sẽ đảm bảo việc kinh doanh ổn định hơn.

Một vài điều khá chân thực nhưng một số lại khá trừu tượng, nhưng tất cả đều đúng. Rồi một ngày các kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho bạn.

tips

Luôn đảm bảo có và sẽ đủ tiền mặt gửi trong ngân hàng

Thời nay, các loại hình kinh doanh lý do thất bại phổ biến nhất là do hết vốn. Nếu bạn biết mình cần luân hồi tiền mặt hoặc có các vấn đề tài chính sắp xảy thì hãy chuẩn bị ngay.

Bạn không thể sa thải hết nhân viên kém ngay lập tức

Chỉ đơn giản là không thể. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đúng khi nói họ có vấn đề, không phải bạn. Và để mắt tới các nhân viên này.

Vấn đề nhiều khi luôn ở bạn

Khi tôi còn là một người quản lý trẻ, chúng tôi đã được trải qua một tuần đào tạo chất lượng quản lý, điều quan trong nhất tôi đã học được ở đó là 90% vấn đề nảy sinh là ở người quản lý. Khi mọi việc tiến triển không tốt, nơi đầu tiên tìm ra câu trả lời chính là bản thân bạn.

Hãy quan tâm tới ngôi sao ở công ty bạn

Điều này đúng với tất cả công ty lớn hay nhỏ. Các chi phí khi bị mất một nhân viên giỏi là rất lớn, nhưng một số nhà lãnh đạo lại ít dành thời gian quan tâm đến các nhân viên giỏi để đảm bảo hiệu quả cao và thúc đẩy, thách thức, bồi dưỡng họ đúng cách.

Nhân viên không phải con, trợ lý cá nhân hay hình mẫu khác của bạn

Nếu bạn quản lý nhân viên và lạm dụng họ theo các cách trên, bạn sẽ phải hối tiếc. Thật tế đã chứng minh điều đó.

Học cách nói "có" hoặc "không" thật nhiều

Hai chủ từ quan trọng nhất trong kinh doanh lúc xử lý công việc là "có" hoặc "không". Học cách nói hai từ đó thật nhiều. Điều đó có nghĩa là hãy quyết đoán. Lý do quan trọng nhất là để tập trung - hiểu rõ vào những gì doanh nghiệp bạn có thể làm và những gì không làm được.

Lắng nghe khách hàng của mình

Có một câu hỏi luôn lởn vởn trong tâm trí tôi, "Làm sao một số ít các doanh nghiệp đánh giá được chính xác giá trị của khách hàng của họ".

Không chỉ dựa vào các đánh giá phản hồi mà khách đưa ra, những người quản lý còn học cách lắng nghe khách hàng của mình, để tìm ra cách tốt nhất giúp khách quay trở lại mua bán tiếp.

Hiểu rõ hai khái niệm: Trọng dụng nhân tài và trọng dụng người nhà

Trước hết bạn phải biết cách quản lý dựa trên việc công nhận, khen thưởng, bồi dưỡng nhân viên dựa vào khả năng và thành tích của mỗi người. Sau đó bạn cũng phải học cách điều hành phân minh, không bị ảnh hưởng bởi sự quý mến riêng tư và thiên vị riêng ai đó.

Biết khi nào nên chia sẻ sự thật và lúc nào không nên

Chia sẻ mọi điều với nhân viên đôi khi rất bất lợi nhưng nhiều lúc lại rất có ích. Đôi khi cởi mở với các nhân viên sẽ đem đến động lực cho họ. Bạn cần phải biết rõ lúc nào chia sẻ và chia sẻ với ai để đạt được hiệu quả tốt nhất. Điều này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm.

Dựa vào linh cảm của bạn

Cụm từ này chúng ta đã nghe thấy nhiều lần nhưng hiếm khi hiểu được nó hoàn toàn. Điều này có nghĩa là hãy tin vào bản năng của bạn và đây cũng là một công cụ ra quyết định vô cùng giá trị.

Chúng ta thường kết thúc sau khi nhìn lại và hối hận rằng: "Tôi đã biết trước rằng đó là một ý tưởng tồi mà". Chỉ cần trước khi ra quyết định chúng ta ngồi im và lắng nghe bản thân, sau đó tin vào linh cảm của mình.

Bảo vệ và gìn giữ tài sản trí tuệ của mình

Hầu hết các bạn không biết về sự khác giữa bản quyền, đăng ký thương hiệu và bằng sáng chế. Điều đó khá là khó chấp nhận. Nếu bạn không bảo vệ được thương hiệu của mình thì sẽ chắc chắn mất đi lợi thế cạnh tranh của bản thân.

Hãy học cách đọc và cách viết thỏa thuận có hiệu quả

Bạn có biết khái niệm "Hàng rào tốt làm nên các hàng xóm tốt không"? Đó cũng là đạo lý trong kinh doanh. Các thỏa thuận mà hiệu quả hơn, rõ ràng hơn thì các mối quan hệ kinh doanh của bạn cũng sẽ tốt hơn.

Hãy điều hành hoạt động kinh doanh như một doanh nhân

Nhiều chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh như thể một phần mở rộng tài chính cá nhân của mình. Đó là một ý tưởng tồi, rất tệ. Xây dựng việc kinh doanh vững mạnh ngay bây giờ và giữ nó tách biệt với cuộc sống cá nhân.

Nắm rõ tài chính của bạn

Nếu bạn không biết rõ doanh thu của bạn, chi phí, yêu cầu về vốn, lợi nhuận (gộp và ròng), nợ, dòng tiền và mức thuế suất có hiệu quả và vô vàn thứ khác liên quan đến tài chính. Bạn đang gặp rắc rối thực sự lớn rồi.

Bạn không thể biết tất cả mọi thứ

Khiêm tốn là một đặc điểm mạnh mẽ cho các nhà lãnh đạo và các chủ sở hữu doanh nghiệp mới, CEO kỳ cựu, và tất cả mọi người kinh doanh. Bạn sẽ phải hối tiếc thêm nhiều lần nếu giữ suy nghĩ bạn biết tất cả câu trả lời.

Đằng sau sự sụp đổ của một doanh nghiệp là sự yếu kém, rối loạn và thiếu năng lực của người đứng đầu. Điều trớ trêu là, không ai trong số họ có được các ý tưởng đúng lúc vào thời điểm đó.

Thậm chí buồn hơn, họ vẫn không rút được kinh nghiệm vào lần sau. Đừng để việc kinh doanh của bạn kết thúc do thiếu hiểu biết.

Hàn Dương

Theo Trí Thức Trẻ

Comments powered by CComment