Cửa hàng tiện lợi: Xu hướng kinh doanh mới mẻ

Chưa có thời điểm nào, mô hình cửa hàng tiện lợi lại phát triển như hiện nay. Hầu như các thương hiệu bán lẻ bên cạnh phát triển hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại đều đẩy mạnh phát triển phân khúc cửa hàng tiện lợi.

Đua mở chuỗi cửa hàng tiện lợi

Bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết, chủ trương của Saigon Co.op trong năm 2015 là mở thêm 30 cửa hàng Co.op Food tại TP.HCM và triển khai nhượng quyền thương hiệu (franchise) cho các cá nhân trong nước đủ điều kiện. Dự kiến, trong 30 cửa hàng được mở trong năm nay sẽ có 10 cửa hàng franchise.

Hiện nay, trên thế giới, Casino Group đang phát triển các concept về đại siêu thị, siêu thị, siêu thị mini mang thương hiệu mini Big C, cửa hàng giảm giá (DIS) và cửa hàng chuyên doanh về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp (Pure).

Tại Việt Nam, Casino Group đặt trọng tâm tiếp tục mở rộng trên cơ sở mô hình kép là các đại siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Trong đó, bên cạnh hệ thống 30 đại siêu thị Big C, thương hiệu bán lẻ lớn của Pháp đang song song phát triển 2 chuỗi cửa hàng New Chợ và C Express.

Trong khi đó, "tân binh" của ngành bán lẻ là Vingroup ngay khi tham gia thị trường đã tự tin công bố sẽ triển khai hệ thống 1.000 cửa hàng tiện lợi Vinmart trong 3 - 4 năm tới. Để chuẩn bị hàng hóa cung cấp cho chuỗi cửa hàng khổng lồ của mình, Vingroup đã làm việc với các hộ nông dân các tỉnh.

Cũng theo nghiên cứu của Nielsen, hình thức bán lẻ hiện đại (đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng tiện lợi) ngày càng đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam. Có đến 34% người tiêu dùng mua sắm tại đại siêu thị và 29% tại siêu thị thường xuyên. Có 22% người tiêu dùng chọn mua hàng tại các cửa hàng tiện lợi.

Theo đánh giá của cho rằng, mô hình cửa hàng tiện lợi sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới. Bởi hiện nay, số lượng bình quân đầu người trên mỗi cửa hàng tại Việt Nam vẫn rất lớn và vượt xa nhiều nước.

cửa hàng tiện lợi

FamilyMart cũng mở rộng không gian ăn uống cho khách, thúc đẩy kinh doanh các loại thực phẩm ăn nhanh như sushi, lẩu hot pot, đồ chiên, bánh bao, sandwich... Ngoài ra, thương hiệu này xây dựng cửa hàng theo nhu cầu khác nhau của hai nhóm khách hàng: tại khu vực phục vụ đa số khách là người Việt thì cửa hàng cung cấp 95% là hàng nội địa; khu có người Nhật sinh sống thì bổ sung nhiều mặt hàng xuất xứ từ Nhật.

Cũng theo phong cách Nhật, chuỗi cửa hàng Ministop là sự kết hợp giữa bán tạp hóa với bán thức ăn nhanh, kem tươi... với không gian ăn uống khá rộng, có Internet miễn phí, nhà vệ sinh cho khách.
Ông Kigure Takahiko - Giám đốc Điều hành chuỗi FamilyMart cho biết, Việt Nam với 90 triệu dân nhưng chỉ có 400 cửa hàng tiện lợi, trong khi Thái Lan chỉ 60 triệu người nhưng đã có đến 10.000 cửa hàng.

Hơn thế, Nhật Bản có đến 50.000 cửa hàng cho 130 triệu người. "Quy mô thị trường Việt Nam lớn hơn Thái Lan và trong 10 năm nữa, số lượng CHTL có thể đạt trên 15.000 trên toàn quốc",

Sân chơi của nhà đầu tư ngoại

Mô hình cửa hàng tiện lợi, theo các nhà bán lẻ, vẫn kém cạnh tranh so với siêu thị và cửa hàng truyền thống do giá bán hàng hóa đắt hơn. Điểm trừ lớn khác là cửa hàng tiện lợi thường không có thực phẩm tươi sống.

Để giảm giá bán, các chuỗi cửa hàng phải đảm bảo số lượng cửa hàng đủ lớn. Theo các chuyên gia, tối thiểu phải có khoảng 150 điểm bán thì mới đạt điểm hòa vốn và bắt đầu có lợi nhuận. Chi phí thuê mặt bằng ở các tuyến đường trung tâm đắt đỏ cũng là trở ngại lớn...

Việc tìm kiếm cho đủ số lượng mặt bằng và thỏa những yêu cầu về đầu tư, quản lý, chi phí vận hành đòi hỏi các doanh nghiệp phải trường vốn và có kỹ năng quản trị tốt. Điều này cũng lý giải tại sao các doanh nghiệp Việt Nam thường “đứt gánh giữa đường” khi hợp tác mở cửa hàng tiện lợi với doanh nghiệp nước ngoài.

Trong khi đó, với kinh nghiệm phát triển ở nhiều thị trường, các nhà bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam vẫn tin tưởng và đặt niềm tin thị trường sẽ thay đổi và phát triển. Như Family Mart có niềm tin sẽ rút ngắn thời gian lỗ bằng cân đối đầu tư và dự tính thị trường Việt Nam sẽ có lãi vào năm 2019, so với khoảng thời gian tám năm mới có lãi ở thị trường Thái Lan hay Hàn Quốc và 17 năm tại Trung Quốc.

Có thể thấy mô hình cửa hàng 24 giờ tại Việt Nam đang là sân chơi của các doanh nghiệp nước ngoài, một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường này chỉ dừng lại ở dạng siêu thị thu nhỏ như Co.op Food, Satra Foods, New Chợ... (mở cửa từ 6 giờ đến 21 giờ), chủ yếu phục vụ các bà nội trợ, nhân viên văn phòng.

Theo Hoclamgiau

Không ghi tác giả

Comments powered by CComment