Warning: Attempt to read property "image_intro" on null in /home/mktcl/domains/marketingchienluoc.com/public_html/plugins/system/t4/src/t4/Helper/Metadata.php on line 79

Warning: Attempt to read property "image_fulltext" on null in /home/mktcl/domains/marketingchienluoc.com/public_html/plugins/system/t4/src/t4/Helper/Metadata.php on line 79

“Tiếp thị - bán hàng”, một cặp nhảy hoàn hảo

Giống như một cặp đôi khiêu vũ, công việc bán hàng và tiếp thị khi tách rời nhau thì mỗi hoạt động như một cá nhân hoàn mỹ, nhưng khi kết hợp nhịp nhàng với nhau lại tạo nên những điều tuyệt diệu nhất.

Trong kinh doanh, mối quan hệ giữa nhóm nhân viên bán hàng và nhóm hoạt động tiếp thị rất khăng khít vì cả hai đều cùng chia sẻ một mục tiêu cuối cùng là nâng cao doanh thu. Tuy nhiên, hai bộ phận nàn vẫn có những mục tiêu riêng.

 

Không ít nhà quản tri là gộp cả hai chung với nhau, cho rằng họ đều đang biểu diễn một chương trình. Và từ đấy, kết quả, thay vì cùng nhau hỗ trợ cho lợi ích của nhau, cả hai lại cạnh tranh nhau trong cùng một nhiệm vụ mà chẳng ai giành được chiến thăng.

 

Đâu là yếu tố quyết định?


Để hình dung rõ mối quan hệ tương tác và những yếu tố giúp tạo nên một sự cộng tác thành công giữa bán hàng và tiếp thị, cần nắm bắt rõ đâu là điểm chung và những khác biệt của cả hai. Xét về bản chất, tiếp thị sẽ đóng vai trò truyền bá thông điệp thương hiệu của doanh nghiệp thông qua các chương trình quảng bá rộng khắp đến công chúng.

 

alt

Còn công việc kinh doanh sẽ trực tiếp mang dòng thông điệp kể trên đến tay người khách hàng tiềm năng và một lần nữa nhào nặn nó sao cho phù hợp với nhu cầu thật sự của người mua hàng: Nhân viên bán hàng phải có năng lực thuyết phục để dẫn dắt khách hàng tương lai trở thành người mua hàng.

 

Người ra sàn đầu tiên


Tiếp thị là nhân vật khai màn bằng cách đúc nặn lên hình ảnh thương hiệu cho công ty. Logo, website và những văn hóa phẩm khác của doanh nghiệp sẽ hình thành nên nền tảng hiểu biết về công ty. Nếu tiếp thị không thể tạo nên một nhãn hiệu rõ ràng, công việc bán hàng tất yếu sẽ trở nên khó khăn.

 

Không có được một “bạn diễn” nhịp nhàng, bộ phận bán hàng sẽ không hiểu rõ đâu là sản phẩm chiến lược hoặc ai sẽ là nhóm khách hàng mục tiêu. Đó là lý do vì sao cần có đủ thời gian cho việc làm rõ sứ mệnh của công ty và xây dựng thương hiệu.

 

Bạn nhảy


Bộ phận bán hàng sẽ tiếp nối và hiệp lực cùng bộ phận tiếp thị bằng cách xây dựng nên những mối quan hệ. Nếu nhân viên tiếp thị tự hỏi doanh nghiệp mình là ai thì nhân viên bán hàng sẽ tìm câu trả lời cho thắc mắc “Khách hàng là ai?".

 

Một nhân viên bán hàng giỏi hiệu rõ thị trường như hiểu chính doanh nghiệp của mình. Họ nắm bắt khách hàng trên mọi lĩnh vực và quan trọng nhất là biết làm thế nào để sản phẩm hoặc dịch vụ của họ mang lại lợi ích cho khách hàng.

 

Điệu nhảy đôi không bao giờ kết thúc


Vì sự tăng trưởng lâu bền của doanh nghiệp, hai bộ phận tiếp thị và bán hàng phải trở thành đôi bạn nhảy mãi mãi hợp ý. Trong mối quan hệ ấy, bộ phận tiếp thị sẽ là người dẫn bước nhảy, còn bộ phận bán hàng là người đưa ra những đường uốn lượn ngoạn mục nhất. Theo tinh thần ấy, bộ phận tiếp thị cần nắm vững các nguyên tắc làm việc sau:

 

- Luôn giữ vững và làm rõ hình ảnh, giá trị thương hiệu

 

- Tổ chức họp định kỳ với bộ phận bán hàng để nhấn mạnh mục tiêu và thông điệp cốt lõi của thương hiệu. Truyền đạt, liên lạc thông tin là chìa khóa thành công trong một keo sơn. Hãy giải thích vì sao những sản phẩm hoặc dịch vụ nào sẽ được bày bán, trong khi số khác lại không.

 

- Tạo điều kiện tốt nhất cho bộ phận bán hàng hiệu rõ về sản phẩm lẫn giá trị thương hiệu. Là những người gần gũi với khách hàng nhất, bộ phận bán hàng cần biết rõ những vai trò quan trọng của họ để tránh đưa ra những lời hứa hẹn nằm ngoài khả năng. Đây là những gì họ nên làm.

 

- Đóng vai trò người quan sát, ghi lại những nguyện vọng của khách hàng để thông báo với bộ phận tiếp thị và lãnh đạo doanh nghiệp về những thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu hoặc xu hướng chung của thị trường.

 

Đánh giá tầm hoạt động và hiệu quả của dòng thông điệp đối với giới tiêu dùng, từ đó đưa ra những phản hồi đích xác nhất cho bộ phận tiếp thị. Nếu doanh nghiệp đang có kế hoạch mở rộng, hai bộ phận bán hàng và tiếp thị phải cộng tác với nhau trong việc chỉnh sửa nhằm nâng cao giá trị cho dòng thông điệp.

 

Theo DNSGCT

Comments powered by CComment