Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu

Đỗ Hòa. Những nội dung cơ bản của một hệ thống nhận diện thương hiệu chuẩn, tham khảo album ảnh hệ thống nhận diện, tải file hệ thống nhận diện mẫu (pdf).

Như mọi người đều biết, thương hiệu là một tài sản lớn cần phải được quan tâm quản lý. Các công ty lớn hầu hết đều có những chính sách để quản lý thương hiệu nhằm đảm bảo duy trì và phát triển giá trị của thương hiệu. Trong đó, chính sách quản lý hệ thống nhận diện thương hiệu là một tài liệu cơ bản nhất.

Marketing Chiến Lược xin giới thiệu một khuôn mẫu chuẩn hóa của chính sách quản lý hệ thống nhận diện:

Nội dung cơ bản của chính sách quản lý hệ thống nhận diện thương hiệu.

1. Thương hiệu.

  • Mục đích cốt lõi (core purpose) của thương hiệu
  • Viễn kiến (vision) (còn gọi là tầm nhìn)
  • Hình ảnh muốn xây dựng trong con mắt người ngoài công ty

2. Thuộc tính cá nhân của thương hiệu.

  • Chuyển tải những giá trị của thương hiệu vào cuộc sống, vào hoạt động của công ty.

3. Những mối quan hệ của thương hiệu

  • Những mối quan hệ từ nhiều góc độ của thương hiệu với các đối tượng mục tiêu (công ty, người tiêu dùng, nghành hàng, nội bộ...)
  • Loại quan hệ
  • Những cảm nhận trong con mắt các đối tượng mục tiêu mà thương hiệu mong muốn đạt được.
  • Trọng tâm chú ý đối với từng mối quan hệ

4. Biểu tượng của thương hiệu

  • Thương hiệu là công ty. Trọng tâm của mọi hoạt động đầu tư và xây dựng thương hiệu.
  • Biểu tượng. Biểu tượng của thương hiệu (logo)
  • Chính sách về sử dụng biểu tượng thương hiệu

5. Khi nào sử dụng biểu tượng thương hiệu

brand_logoRulesHướng dẫn cụ thể khi nào CHO PHÉP sử dụng, khi nào KHÔNG CHO PHÉP sử dụng biểu tượng thương hiệu cho các trường hợp dưới đây:

  • Văn phòng phẩm
  • Vật phẩm truyền thông bên ngoài công ty, brochure, leaflet, quảng cáo...
  • Bảng hiệu, cổng chính vào cơ sở hoạt động của công ty
  • Bảng hiệu, cổng phụ vào cơ sở hoạt động của công ty
  • Tòa nhà văn phòng
  • Phương tiện vận chuyển sơ cấp
  • Phương tiện vận chuyển thứ cấp
  • Đồng phục, nón cứng, nón mềm cho nhân viên văn phòng
  • Đồng phục, nhân viên bán hàng
  • Xe, phương tiện của công ty
  • Kho tàng
  • ...

6. Qui định về sự thể hiện biểu tượng thương hiệu

  • Thể hiện như thế nào khi xuất hiện cùng với các nội dung khác
  • Qui định màu sắc cụ thể, đối với từng trường hợp màu nền khác nhau
  • Có cho phép hay không việc sử dụng biến hóa các biểu tượng khác thay thế biểu tượng chính
  • Khi sử dụng biểu tượng thương hiệu bên cạnh tên công ty, tên ngành nghề
  • Khi có sự xuất hiện đồng thời giữa biểu tượng và tên công ty... thì đâu là trọng tâm cần nhấn mạnh?
  • Công ty có hay không có thương hiệu ngành nghề. Nếu có thì sự xuất hiện của biểu tượng thương hiệu và thương hiệu nghành nghề được qui dịnh như thế nào (phía bên phải hay trái, độ cao của tên nghành nghề, kiểu chử in hoa hay chữ thường, khoảng cách với biểu tượng thương hiệu...)
  • Biểu tượng thương hiệu trong bộ mẫu chuẩn văn phòng phẩm, danh thiếp, letterhead, ...
  • Qui định về sử dụng phông chữ (font) đối với tên công ty, nghành nghề, tiêu đề, nội dung...
  • Qui định về cách thể thiện thương hiệu bằng từ ngữ khi không sử dụng biểu tượng thương hiệu (font chữ, màu sắc, kiểu chữ...)
  • Qui định về màu sắc chuẩn (bộ pallet màu chuẩn, mã số màu khi in ấn...)
  • Qui định khi sử dụng biểu tượng thương hiệu và chữ nổi
  • Qui định về việc có hay không có bắt buộc sử dụng biểu mẫu chuẩn (template)
  • Qui định về những sự thể hiện khác (nếu có)

7. Thương hiệu và nhận diện thương hiệu trên internet và intranet

  • Các qui định và tiêu chuẩn về thiết kế, nhận diện chuẩn của website.

Đỗ Hòa-Marketingchienluoc.com

Comments powered by CComment