Khởi Nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp, kế hoạch và lộ trình phát triển mở rộng, mô hình kinh doanh và thủ tục pháp lý ...
Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Mấy năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện nhiều xe đẩy, quán cà phê dạng "cà phê mang đi". Sự tồn...

  • Hits 453
Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Wrap up 2 ngày workshop Marketing Communications diễn ra tuần rồi (23-24 tháng 3 năm 2024) tại TP. HCM...

  • Hits 504
Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Trong thời đại công nghiệp như ngày nay, khởi nghiệp đã trở nên phổ biến và hứa hẹn nhiều cơ hội...

  • Hits 527

Kỹ Năng Kinh Doanh

Kỹ năng kinh doanh, chiến lược marketing, tổ chức kênh phân phối, phát triển bán hàng, truyền thông, xây dựng thương hiệu ...
Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

 Thử nhìn lại những doanh nghiệp thành công với những ý tưởng đột phá trong thập kỷ vừa qua:...

  • Hits 10075
Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Trong giai đoạn khó khăn, khi mà doanh thu sụt giảm và thị trường thì cạnh tranh giá khốc liệt,...

  • Hits 538
Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Nếu không làm gì mới thì doanh thu của doanh nghiệp thường có xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ...

  • Hits 532
Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Với thực trạng doanh nghiệp mình, kinh doanh có chiến lược đã là chuyện hiếm. Xem kênh là một phần của...

  • Hits 530
Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Vấn đề lớn nhất mà những người học nhận ra là quyền năng của truyền thông là vô cùng to lớn, những điều mà...

  • Hits 3101
Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Trong các chuyên đề kỹ năng marketing, có lẽ hai chuyên đề "Phân tích Khách Hàng và Thị trường" và...

  • Hits 3353

Cộng Đồng

Doanh nhân thành đạt, kinh nghiệm người đi trước, điển cứu khởi nghiệp ...
Cựu CEO Starbucks: “Không chỉ khách hàng, nhân viên cũng là thượng đế”

Cựu CEO Starbucks: “Không chỉ khách hàng, nhân viên cũng là thượng đế”

Câu chuyện về văn hoá doanh nghiệp tại Starbucks từ lâu đã trở thành giai thoại nổi tiếng, được...

  • Hits 1072
Những CEO start-up Việt bất ngờ rời ‘ghế nóng’ trong năm 2019

Những CEO start-up Việt bất ngờ rời ‘ghế nóng’ trong năm 2019

Chỉ trong 6 tháng, Go-Viet đã 2 lần thay CEO. Các công ty con của Scommerce như AhaMove, Giao Hàng Nhanh...

  • Hits 1566

"Nữ tướng" NutiFood, người vừa lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á là ai?

Mới đây, Forbes Asia đã công bố danh sách những nữ doanh nhân thành đạt trong kinh doanh ở khu vực châu...

  • Hits 1325

Tạo tranh cãi quanh thương hiệu: thế nào là quá xa?

Nếu mục đích của bạn là được mọi người nhắc đến và bạn truyền tải những đoạn quáng cảo kích động suy nghĩ, và điều đó xảy ra, vậy thì bạn đã thành công.

Sự tranh cãi thường đạt hiệu quả nếu bạn là một thương hiệu đầy thách thức đang cố gắng chiến thắng đối thủ; nếu bạn là một tổ chức phi chính phủ cố gắng khuyến khích hành động; nếu bạn chia sẻ ý kiến với khách hàng của bạn và bạn chọn cách chia sẻ những ý kiến đó với thế giới; nếu bạn muốn chế giễu điều gì đó đi ngược lại với mục đích và những giá trị mà thương hiệu của bạn tượng trưng.

5trinh

Có những khoảng thời gian, những chủ đề mà cách tiếp cận đó đạt hiệu quả. Bạn có thể làm một số người bị shock. Nhưng bạn sẽ vươn tới và hấp dẫn những người tin vào thương hiệu của bạn, những giá trị thương hiệu ấy tượng trưng và những gì nó thách thức.

Nhưng nếu chiến dịch tiếp thị của bạn là để khiến khách hàng nghĩ về bạn theo cách mới, để mê hoặc, thuyết phục, thu hút họ, và nó kết thúc bằng việc mọi người nói rằng đoạn quảng cáo của bạn đã làm họ tức giận như thế nào, làm hạ giá trị của họ và tỏ ra thù ghét hay nó truyền tải một thông điệp có hại hoặc nguy hiểm, thì chiến dịch của bạn đã thất bại.

Bạn có thể ngụy biện về nó theo bất cứ cách nào bạn muốn – nói rằng nó hài hước, giải thích rằng nó đã "khởi xướng những cuộc tranh cãi", viện cớ lưu lượng truy cập tăng đột biến trên website của bạn, thu hút sự chú ý của giới truyền thông, nói rằng ý định của bạn là để đạt được hiệu quả ngay lập tức, gì cũng được..thực tế là, bạn đã dập tắt sự hứng thú của những người bạn đang cố gắng thu hút. Và dù bạn có biện hộ bao nhiêu về ý định mà bạn ấp ủ hay ý nghĩa "thật sự" của cách tiếp cận này cũng sẽ không thay đổi thực tế rằng bạn đã khiến thương hiệu của mình mất đi cơ hội được chú ý bởi những đối tượng khách hàng bạn đang nhắm đến và cố gắng thu hút.

Trong tình huống này, các thương hiệu thường nói rằng họ cá tính và thông minh trong khi thực tế họ đang tỏ ra thô lỗ. Bạn dễ huyễn hoặc mình rằng quảng cáo của bạn thật gan dạ và táo bạo trong khi thực tế là nó thật ngu ngốc, buồn tẻ và rập khuôn. Bạn dễ dằng biện hộ rằng những gì bạn làm là thách thức với định kiến xã hội trong khi thực tế là chính khách hàng đã rời bỏ bạn. Và quá dễ dàng để nói rằng bất kì sự việc tiêu cực nào rồi cũng qua đi, rằng đó là một phần của kế hoạch và rằng bất kì sự quảng cáo nào cũng tốt. Bởi vì nó không phải như vậy.

Tất nhiên, bạn sẽ không bao giờ có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Bạn chỉ cần dè chừng các phàn nàn có khả năng lôi các nhà chức trách vào cuộc.

Có những người rất nhàn cư vi bất thiện, nhưng ...Trừ khi bạn có một lý do chính đáng để trở thành một thương hiệu gây tranh cãi, còn không thì đừng làm vậy.

Hãy trở nên lý thú, đầy bất ngờ, thú vị, sâu sắc, thông minh, đầy xúc cảm, mạnh mẽ, thẳng thắn, tươi vui, nồng nhiệt – và bằng cách đó, hãy tôn trọng, khéo léo, thông minh, tốt bụng, lạc quan, tích cực, sáng suốt, nhân văn. Bởi vì làm được tất cả những điều đó rất khó. Nó đòi hỏi kĩ năng, óc suy xét, và đương nhiên không thể thiếu sự can đảm. Sự tranh cãi khi được đặt nhầm chỗ vào trao nhầm người sẽ không đạt được bất kì điều nào trong những điều trên. Thương hiệu của bạn thất bại không phải do lỗi của nó mà là do những cảm xúc bạn tạo ra cho khách hàng (đối tượng bạn nhắm đến). Đó sẽ là một sự thất bại nặng nề dẫn đến một loạt các tổn thất khác – mất đi sự trung thành của khách hàng, mất đi danh tiếng, uy tín, và có lẽ quan trọng nhất là mất lòng tin vào óc suy xét và gu cảm nhận thương hiệu của bạn.

Thương hiệu của bạn là về chính bạn, nhưng vấn đề là nó không phải chỉ về riêng bạn.

Theo Branddance

Infonet.

Comments powered by CComment