Thấu hiểu sự khác biệt vùng, miền ở thị trường Việt Nam

Những điểm nổi bật trong Báo cáo về Sự khác biệt vùng miền ở thị trường Việt Nam.

Tổng quan về dân số và kinh tế

Hơn 1/3 dân số Việt Nam sinh sống ở miền Nam, đóng góp gần 50% tổng sản phẩm quốc nội. Đây cũng là khu vực có đóng góp nhiều nhất vào GDP cả nước. Trong khi đó, miền Bắc là khu vực có mức chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn cao nhất.

td copy

Phong cách sống và Sở thích

Người miền Bắc ưu tiên dùng thương hiệu nội và các sản phẩm có bao bì lớn trong khi đó người miền Nam lại nghiêng về phía các sản phẩm tiện lợi và sẵn sàng thử nghiệm những sản phẩm mới.

Nguồn thông tin hữu ích

Với sự chiếm ưu thế của các kênh bán hàng truyền thống, sự tương tác giữa người bán và người mua tại các cửa hàng cũng đóng một vai trò đáng kể trong quyết định mua sắm của người tiêu dùng đặc biệt ở khu vực Nông thôn Việt Nam, mặc dù tại hầu hết các khu vực truyền miệng vẫn là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất và quảng cáo truyền hình vẫn là kênh truyền thông chủ yếu nhất. Trong khi đó, việc sử dụng Internet nhiều hơn ở khu vực thành thị và nông thôn phía Nam mang lại nhiều cơ hội hơn cho các kênh trực tuyến.

Chi tiêu của hộ gia đình

Tiết kiệm và Giáo dục được ưu tiên hơn ở miền Bắc trong khi miền Nam chi tiêu nhiều hơn cho các hoạt động ăn uống bên ngoài.

Chi tiêu cho ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)

Nông thôn miền Bắc là khu vực chi tiêu ít nhất cho FMCG. Xét về ngành hàng, người miền Nam chi nhiều hơn cho các Sản phẩm sữa, làm từ sữa và Thức uống, trong khi người miền Bắc lại chi nhiều hơn cho ngành hàng Thực phẩm đóng gói.

Kênh mua sắm

Người miền Nam vẫn có thói quen mua sắm hàng tiêu dùng nhanh ở chợ truyền thống, đặc biệt là khu vực nông thôn miền Nam. Đồng thời, người thành thị ở miền Nam cũng thích ứng tốt hơn với việc mua sắm tại siêu thị và đại siêu thị, trong khi kênh siêu thị nhỏ và cửa hàng tiện ích lại có phần phát triển hơn ở thành thị phía Bắc.

Ông David Anjoubault, Tổng Giám Đốc công ty Kantar Worldpanel Việt Nam, nhận định: “Thị trường Việt Nam không chỉ có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn mà còn có rất nhiều sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Chúng tôi nhận thấy những sự khác biệt này thông qua phong cách sống, nền văn hóa và chân dung của mỗi hộ gia đình. Các doanh nghiệp nên chú trọng, dành thời gian để tìm hiểu và tận dụng những sự khác biệt này để tạo ra các chiến lược địa phương hóa giúp doanh nghiệp đến được với nhiều người tiêu dùng hơn trải dài khắp Việt Nam.”

[Infographic] Báo cáo về Sự khác biệt vùng miền ở thị trường Việt Nam

Theo: David Anjoubault - General Manager - Kantar Worldpanel Vietnam
Nguồn: Kantar Worldpanel

Comments powered by CComment